Theo đó, công văn số 458/2015/UVI/PL, Unilever Việt Nam đưa ra các vấn đề như: “Tên bao bì sản phẩm Dầu gội Thái Dương của Quý Công ty có chứa cụm từ “dược liệu”, hàm ý nhấn mạnh sản phẩm này có tính năng như thuốc, dùng để chữa bệnh hoặc phòng bệnh, trái với quy định pháp luật về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm”.
Công văn của Unilever Việt Nam gửi Công ty CP Sao Thái Dương được xem là hành đã xâm phạm đến danh dự, uy tín của Sao Thái Dương.
Luật sư Ngọc Minh cho rằng, điều 25 Bộ luật Dân sự quy định, khi quyền nhân thân (bao gồm quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm) của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền tự mình cải chính; yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; và yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, thực tế, việc sử dụng thuật ngữ, bao bì và các vấn đề liên quan khác của Sao Thái Dương đã được cơ quan chức năng là Sở Y tế Hà Nam kết luận là không vi phạm. Việc làm này của Sao Thái Dương thực tế không hề gây thiệt hại đến danh dự, uy tín của Unilever Việt Nam.
Bên cạnh đó, luật sư Phạm Ngọc Minh cho rằng: “Unilever Việt Nam không phải là người mua, người sử dụng sản phẩm Dầu gội Dược liệu Thái Dương 3 và Dầu gội Dược liệu Thái Dương 7 của Sao Thái Dương. Vì thế, Unilever Việt Nam không được xác định là người tiêu dùng của Sao Thái Dương nên không có quyền góp ý kiến với Sao Thái Dương về sản phẩm do Sao Thái Dương cung cấp”.
Luật sư Phạm Ngọc Minh – Công ty Luật TNHH Everest (Hà Nội)
Hơn nữa, trường hợp Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam có kiến nghị, tố cáo phải gửi đơn thư đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, thay vì gửi công văn đến Công ty cổ phần Sao Thái Dương.
Về hành vi mà Unilever Việt Nam cho rằng Sao Thái Dương đã vi phạm pháp luật tại Công văn số 458/2015/UVI/PL, những nội dung này đã được Sở Y tế tỉnh Hà Nam thanh tra và kết luận tại Kết luận số 791/KL – SYT: “Chưa có cơ sở cho rằng tên gọi sản phẩm Dầu gội Dược liệu Thái Dương 3, Dầu gội Dược liệu Thái Dương 7 có chứa cụm từ “Dược liệu” gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng rằng sản phẩm này có dược tính, tính năng như thuốc.
Bộ sản phẩm dầu gội dược liệu Thái Dương – trị sạch gàu, giúp tóc bóng khỏe, suôn mịn hiện đang bị Unilever “gièm pha” nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Nội dung được ghi trên nhãn sản phẩm Dầu gội Dược liệu Thái Dương 3 và Dầu gội Dược liệu Thái Dương 7 về công bố tính năng, công dụng nêu trên cơ bản phù hợp với công bố tính năng tại phiếu công bố sản phẩm, mỹ phẩm. Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu còn hạn chế ở mẫu và cách trình bày”.
Như vậy, đối với các nội dung mà Unilever Việt Nam đưa ra trong Công văn số 458/2015/UVI/PL cho rằng Sao Thái Dương vi phạm quy định của pháp luật là không có căn cứ và đã được Sở Y tế tỉnh Hà Nam kết luận là không có vi phạm.
“Về trách nhiệm pháp lý đối với Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam, căn cứ quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2005, Sao Thái Dương được pháp luật bảo vệ về danh dự, uy tín. Hành vi gửi công văn của Unilever Việt Nam đến Sao Thái Dương chỉ ra các sai phạm mà không có căn cứ đã xâm phạm đến danh dự, uy tín của Sao Thái Dương. Do đó, Sao Thái Dương có quyền yêu cầu Unilever Việt Nam phải bồi thường thiệt hại”, luật sư Minh cho biết.
Theo luật sư, việc Unilever Việt Nam đưa ra các thông tin gây ảnh hưởng đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của Sao Thái Dương được xác định là hành vi gièm pha doanh nghiệp. Căn cứ Điều 33 Nghị định số 120/2005/NĐ – CP, Unilever Việt Nam có thể bị xử lý hành chính với mức phạt cao nhất là 20.000.000 đồng.
Theo VTC news